Đối với ngành công nghiệp hóa mỹ phẩm, việc sử dụng hóa chất rất quan trọng để đảm bảo sản phẩm hoàn thiện có tác dụng thiết thực tới người dùng. Trong đó, Sodium Lauryl Ether Sulfate (SLES) – một chất hoạt động bề mặt được xem như thành phần không thể thiếu trong ngành công nghiệp này. Vậy SLES là gì? Tính chất cùng ứng dụng của hóa chất này như thế nào? Bài viết này của Hanimex sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về hóa chất SLES cho quý khách hàng.
SLES là gì? Một chất hoạt động bề mặt ứng dụng phổ biến trong ngành hóa mỹ phẩm
Sodium Lauryl Ether Sulfate là gì?
SLES là chất gì? Sodium Lauryl Ether Sulfate (SLES) là một chất hoạt động bề mặt, sở hữu nhiều tính chất vượt trội và được ứng dụng phổ biến trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân, làm sạch.
Tính chất vật lý
Trạng thái: Dung dịch đặc sánh
Màu sắc: Màu trắng trong hoặc trắng ngà
Mùi vị: Mùi nhẹ đặc trưng
Độ hòa tan: Tan tốt trong nước
Khả năng tạo bọt: Tạo bọt tốt
Độ nhớt: Thay đổi theo nồng độ và nhiệt độ
pH: Tính kiềm nhẹ, pH khoảng 7,5-10 (trong dung dịch nước 1%)
Sodium Lauryl Ether Sulfate tan tốt trong nước và có khả năng tạo bọt tốt
Tính chất hóa học
Sodium Laureth Sulfate có cấu trúc hóa học tổng quát là C₁₂H₂₅O(C₂H₄O)nSO₃Na với “n” biểu thị cho số lượng nhóm ethoxy và thường có giá trị từ 1 đến 3. Dựa theo cấu trúc hóa học này, SLES có các tính chất hóa học đặc trưng như:
- Tính hoạt động bề mặt: Nhóm sulfate SO₃Na giúp đem đến khả năng giảm sức căng bề mặt của các chất lỏng. SLES hòa tan trong nước sẽ tạo thành các hạt keo nhỏ bao bọc chất béo, hợp chất không phân cực và từ đó gia tăng khả năng làm sạch.
- Tính ưa nước: Nhóm ethoxy C₂H₄O có tính ưa nước sẽ góp phần giúp SLES hòa tan tốt trong nước, chất béo và tạo hạt keo nhỏ bền vững
Với độ pH trong khoảng 7,5-10 thì hóa chất này có tính kiềm nhẹ, có khả năng tạo phức với các ion kim loại, chất hữu cơ cùng chất hoạt động bề mặt khác giúp tăng cường hiệu quả làm sạch.
Ngoài ra, SLES có thể phản ứng với các chất oxy hóa mạnh dẫn đến phân hủy và từ đó tạo ra sản phẩm phụ như sulfur dioxide (SO₂), hợp chất hữu cơ. Trong môi trường axit mạnh, SLES phản ứng với axit tạo ra muối và axit sulfuric.
Phương thức điều chế Sodium Lauryl Ether Sulfate trong công nghiệp
Phương thức điều chế SLES Sodium Lauryl Ether Sulfate
Sodium Lauryl Ether Sulfate SLES sẽ được điều chế bằng phương pháp phản ứng ethylene oxide với natri lauryl sunfat. Quy trình điều chế sẽ thực hiện theo các bước:
Bước 1: Dầu dừa và dầu hạt cải sẽ được xử lý trong môi trường axit để tạo ra alkyl sulfate.
Bước 2: Trộn alkyl sulfate cùng với nước, natri hydroxit và chất xúc tác để tạo ra Sodium Lauryl Sulfate (SLS).
Bước 3: Quá trình ethoxy hóa sẽ để SLS phản ứng cùng với ethylene oxide (chất hóa học oxy hóa) để tạo ra SLES.
Bước 4: Tinh chế bằng cách lọc hoặc tách nhằm đảm bảo hóa chất tinh khiết và đóng gói, lưu trữ để ứng dụng trong các sản phẩm của ngành sản xuất công nghiệp.
Lưu ý quá trình điều chế hóa chất này cần kiểm soát chặt chẽ các điều kiện liên quan và tỷ lệ chất phản ứng để đảm bảo chất lượng của sản phẩm hoàn thiện.
Những ứng dụng của hóa chất SLES trong thực tế
Hóa chất SLES là thành phần chính trong các sản phẩm chăm sóc da, tóc
Với những tính chất vật lý và hóa học nổi trội, Sodium Lauryl Ether Sulfate cũng có rất nhiều ứng dụng trong thực tế. Có thể liệt kê một số ứng dụng nổi bật của SLES như sau:
- Chăm sóc da, tóc: Trong thành phần của các sản phẩm dầu gội, sữa tắm, dầu xả đều chứa SLES có tác dụng làm sạch và giữ ẩm, đem lại mái tóc suôn mượt cùng mịn màng.
- Chăm sóc răng miệng: Với khả năng tạo bọt tốt, hóa chất này được thêm vào trong thành phần của các sản phẩm kem đánh răng giúp tạo bọt và làm sạch răng miệng.
- Tẩy rửa gia đình: Khả năng làm sạch tốt giúp SLES đóng vai trò như một chất tẩy rửa hỗ trợ quá trình lau dọn bề mặt sàn nhà, rửa chén bát trong sinh hoạt gia đình
- Dung môi: SLES có thể được sử dụng như một dung môi hỗ trợ quá trình quá trình chiết xuất, tạo môi trường cho phản ứng hóa học hay pha loãng các dung dịch và giảm độ nhớt của các mẫu khi thực hiện thử nghiệm sinh hóa
- Chất tạo bọt: Trong quá trình làm sạch các dụng cụ, thiết bị hay pha loãng dung dịch hóa học cũng sẽ sử dụng hóa chất để hỗ trợ công việc dễ dàng hơn
Tuy nhiên khi sử dụng sản phẩm có chứa SLES có thể gây kích ứng da và mắt nên cần chú ý pha loãng theo đúng tỷ lệ được hướng dẫn và rửa sạch vị trí tiếp xúc bằng nước.
Hanimex – Địa chỉ cung cấp Sodium Lauryl Ether Sulfate uy tín nhất hiện nay
Với nhiều tính chất nổi bật, SLES là hóa chất được sử dụng phổ biến và được phân phối rộng rãi tại Việt Nam. Một trong những đơn vị cung cấp Sodium Lauryl Ether Sulfate uy tín nhất hiện nay chắc chắn là Hanimex. Những lý do khẳng định Hanimex là một trong những đơn vị hàng đầu cung cấp SLES có thể kể đến như:
Hanimex phân phối Sodium Lauryl Ether Sulfate trên toàn quốc
- Uy tín: Hơn 9 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân phối hóa chất, Hanimex đã hoàn thành đơn hàng cho rất nhiều khách hàng trên toàn quốc và đều nhận lại những phản hồi tích cực
- Chất lượng: Hóa chất nhập khẩu chính hãng, vượt qua tiêu chuẩn kiểm định nghiêm ngặt, có đầy đủ giấy chứng nhận COA, MSDS cho từng sản phẩm
- Chuyên nghiệp: Đội ngũ kỹ sư chuyên môn cao, nhiệt tình sẵn sàng hỗ trợ giải đáp thắc mắc, tư vấn cho khách hàng từ việc lựa chọn đến sử dụng hóa chất an toàn, hiệu quả.
- Tối ưu: Mức giá hóa chất SLES và các loại hóa chất khác tại Hanimex đều rất cạnh tranh, cung cấp giải pháp hóa chất tối ưu cho khách hàng
Hanimex hy vọng những thông tin trên bài viết sẽ giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về SLES Sodium Lauryl Ether Sulfate. Hơn nữa, nếu có bất cứ yêu cầu báo giá hóa chất SLES hay cần hỗ trợ về sản phẩm, dịch vụ của Hanimex, quý khách hãy liên hệ qua những thông tin:
- Địa chỉ: Số 01 – TT29 – Khu đô thị mới Văn Phú – P. Phú La – Hà Đông – Hà Nội.
- Điện thoại: 0982 254 956
- Email: mkt@hanimex.vn
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.