Hóa chất công nghiệp
Hóa chất công nghiệp
Hóa chất công nghiệp
Hóa chất ngành sơn
Hóa chất công nghiệp
Hóa chất cơ bản
Hóa chất công nghiệp
Hóa chất công nghiệp
Hóa chất công nghiệp
Hóa chất công nghiệp
Hóa chất công nghiệp
Hóa chất công nghiệp
Sơn là một loại vật liệu được sử dụng phổ biến để phủ lên các công trình hay vật dụng nhằm làm tăng thẩm mỹ và bảo vệ bề mặt. Trong ngành sản xuất sơn, hóa chất cũng là một trong những vật liệu không thể thiếu giúp tối ưu chất lượng sản phẩm. Hiện nay hóa chất ngành sơn gồm rất nhiều phân loại và được ứng dụng trong nhiều sản phẩm sơn khác nhau. Cùng tìm hiểu chi tiết về hóa chất dùng cho ngành sơn qua bài viết của Hanimex.
Khái niệm về hóa chất ngành sơn
Vai trò hóa chất giúp cải thiện đặc tính của sản phẩm sơn
Hóa chất ngành sơn là những hợp chất được sử dụng nhằm cải thiện các đặc tính vật lý, hóa học, cơ học của sản phẩm sơn. Vai trò của những hợp chất này là tạo ra màu sắc đa dạng, gia tăng độ bền màu, khả năng chống thấm, chống mài mòn trong quá trình sản xuất sơn.
Danh mục hóa chất ngành sơn phổ biến
Titanium Dioxide (TiO2) và các biến thể của nó
Titanium Dioxide (TiO2) là một hóa chất ngành sơn được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới. Đây là chất bột màu trắng có vai trò quan trọng giúp tạo ra nhiều tính chất cho sản phẩm sơn như tăng độ sáng, độ bền, tạo độ che phủ cao, tăng khả năng chống thấm nước, chống bụi bẩn và khử mùi. TiO2 có hai biến thể phổ biến gồm:
- Rutile: Độ bền cao và có khả năng chống tia UV, chống thấm nước tốt. Ứng dụng nhiều trong sản xuất sơn ngoài trời hay sơn chịu nhiệt.
- Anatase: Độ sáng, độ che phủ cao và khả năng khử mùi tốt. Ứng dụng nhiều trong sản xuất sơn nội thất hay loại sơn không yêu cầu cao về độ bền màu.
Titanium Dioxide (TiO2) có thể tiềm ẩn nguy cơ độc hại ở dạng nano và có thể gây kích ứng cho da, mắt, đường hô hấp nếu tiếp xúc trực tiếp.
Chất tạo màng và chất kết dính
Chất tạo màng và chất kết dính là hai hóa chất đóng vai trò quan trọng giúp sơn bám dính lên bề mặt vật liệu và hình thành lớp màng bảo vệ vững chắc.
- Chất tạo màng thường ở dạng nhũ tương của các hạt nhựa, đóng vai trò liên kết các hạt lại với nhau để tạo độ bám dính, tăng độ che phủ bề mặt cho sản phẩm sơn. Các chất tạo màng được sử dụng phổ biến như nhựa acrylic, nhựa vinyl, nhựa epoxy, nhựa polyester,…
- Chất kết dính đóng vai trò liên kết các hạt nhằm gia tăng độ kết dính, độ chảy và giúp phân tán đều hạt màu, phụ gia trong sơn. Loại chất kết dính sử dụng trong sản xuất gồm chất kết dính silicon, chất kết dính gốc dầu, gốc nước,…
Các chất chống ăn mòn và chất bảo quản
Hóa chất sử dụng giúp bề mặt sơn gia tăng khả năng chống ăn mòn
Để bảo vệ bề mặt kim loại hay các bề mặt vật liệu khác không bị oxy hóa, ăn mòn thì chất chống ăn mòn và chất bảo quản sẽ được sử dụng khi sản xuất sơn.
- Chất chống ăn mòn bảo vệ và ngăn chặn mọi yếu tố từ môi trường như oxy, độ ẩm, hóa chất tác động tới bề mặt lớp sơn phủ. Một số chất chống ăn mòn được sử dụng gồm phosphat kẽm, imidazoline, xit photphoric,…
- Chất bảo quản ứng dụng phổ biến trong sơn nước để ngăn chặn tác động của vi sinh vật tới bề mặt sơn, duy trì màu sắc sơn tươi mới, hạn chế hình thành nấm mốc. Các loại chất bảo quản phổ biến như fungicide, bactericide, isothiazolinone, organotin,…
Thuốc diệt nấm và algaecides
Thuốc diệt nấm và algaecides cũng là hóa chất ngành sơn có công dụng giúp tăng thẩm mỹ, độ bền và bảo vệ lớp sơn phủ khỏi nấm mốc, tảo hay các vi sinh vật.
- Thuốc diệt nấm có khả năng tiêu diệt, ngăn ngừa sự phát triển của nấm mốc, ứng dụng trong sản xuất nhiều loại sơn, đặc biệt là sơn nước. Loại chất diệt nấm phổ biến được sử dụng như carbendazim, chlorothalonil, isothiazolinone,…
- Algaecides có khả năng tiêu diệt và ức chế sự phát triển của tảo, ứng dụng phổ biến trong sản xuất sơn ngoại thất.
Các ứng dụng hiện nay của hóa chất dùng cho ngành sơn
Hóa chất ngành sơn nước và sơn dầu
Hóa chất sản xuất sơn nước thường sẽ sử dụng những chất có khả năng hòa tan trong nước, giúp tạo màng và duy trì màu sắc, tăng cường độ bền. Có thể kể đến một số hóa chất quen thuộc trong ngành sơn nước như chất tạo màng (acrylic, styrene acrylic), chất chống nấm và algaecides, bột màu (titanium dioxide, iron oxide),…
Sản phẩm sơn dầu cũng được sản xuất bằng cách sử dụng các hợp chất có khả năng tạo màng sơn, chống oxy hóa và tăng độ bền. Quá trình sản xuất sơn dầu sẽ sử dụng nhựa alkyd, nhựa epoxy, phụ gia chống ăn mòn, tăng độ bóng,…
Sơn chống rỉ và sơn chịu nhiệt
Ứng dụng sơn phủ chống rỉ trên bề mặt kim loại
Phủ sơn chống rỉ là một trong những cách hiệu quả để bảo vệ bề mặt của các vật liệu kim loại. Trong quá trình sản xuất sơn chống rỉ sẽ ứng dụng các hợp chất như chất chống rỉ (Phosphat kẽm, oxit sắt) tạo màng bảo vệ; chất oxy hóa (phenolic và aminic) làm chậm quá trình oxy hóa; chất bảo quản ngăn vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi, phát triển.
Hóa chất ngành sơn chịu nhiệt sẽ có những đặc tính nổi bật về khả năng chịu nhiệt độ cao, ngăn chặn các chất ăn mòn, tăng độ bền. Một số hợp chất được ứng dụng trong quá trình sản xuất sơn chịu nhiệt như silicon, epoxy phenolic hay các chất chống oxy hóa.
Sơn trang trí và sơn công nghiệp
Hóa chất ứng dụng trong sản phẩm sơn trang trí giúp tạo màu sắc, tăng thẩm mỹ bề mặt nội thất và ngoại thất. Những hóa chất sử dụng phổ biến gồm Titanium Dioxide (TiO2) giúp tạo màu trắng, tăng độ che phủ; pigments giúp tạo màu sắc sơn đa dạng; acrylic giúp tạo lớp màng mịn màng, bền bỉ.
Với sản phẩm sơn công nghiệp, hóa chất sử dụng phổ biến thường là nhựa epoxy, polyurethane, chất chống ăn mòn (phosphat kẽm). Những hóa chất này có đặc tính giúp tạo lớp màng bảo vệ, tăng khả năng chống mài mòn, chống thấm cho bề mặt phủ sơn.
Lưu ý an toàn khi sử dụng hóa chất ngành sơn
Trang bị đồ bảo hộ toàn thân để đảm bảo an toàn khi sử dụng phun sơn
Tiêu chuẩn an toàn được đặt ra để đảm bảo hiệu quả khi sử dụng hóa chất, bảo vệ sức khỏe con người và giảm tác động xấu tới môi trường. Vì vậy, khi sử dụng hóa chất ngành sơn, bạn nên ghi nhớ và lưu ý những tiêu chuẩn như:
- Tiêu chuẩn về sử dụng hóa chất: Đọc kỹ nhãn mác, hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để biết cách sử dụng đúng. Pha loãng hóa chất theo tỷ lệ thích hợp để đảm bảo hiệu quả sử dụng.
- Tiêu chuẩn về bảo vệ sức khỏe: Trang bị đầy đủ đồ bảo hộ cá nhân như kính, mũ, găng tay, quần áo và hạn chế hít, tiếp xúc trực tiếp với hóa chất. Nâng cao nhận thức và đào tạo nhân viên về cách xử lý, đối phó với sự cố hóa chất. Làm việc trong không gian mở, lắp đặt hệ thống thông gió để giảm thiểu hơi hóa chất.
- Tiêu chuẩn về môi trường: Bảo quản hóa chất trong thùng kín, dán nhãn phân biệt để tránh nhầm lẫn, đặt tại các vị trí khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời. Xử lý xả thải theo quy định địa phương, không xả trực tiếp vào môi trường.
Địa chỉ cung cấp hóa chất ngành sơn uy tín tại Hà Nội
Hanimex với 9 năm kinh nghiệm phân phối hóa chất chất lượng cao
Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ cung cấp hóa chất ngành sơn uy tín ở Hà Nội thì Hanimex sẽ là gợi ý hàng đầu. Hanimex tự tin đáp ứng mọi nhu cầu cung cấp, phân phối hóa chất cho khách hàng:
- Đơn vị uy tín hơn 9 năm kinh nghiệm, hoạt động với mục tiêu phát triển bền vững, hướng tới lợi ích cộng đồng và bảo vệ môi trường
- Hóa chất nhập khẩu chính hãng từ các nhà máy trên thế giới, đa dạng phân loại, tuân theo tiêu chuẩn kiểm định nghiêm ngặt, chất lượng cao
- Tư vấn giải pháp hóa chất tối ưu, tiết kiệm chi phí và cung cấp đầy đủ giấy tờ lô hàng, hỗ trợ sử dụng hiệu quả
- Hoàn tất phân phối hóa chất với số lượng lớn tới hàng ngàn khu công nghiệp, nhà máy, doanh nghiệp toàn quốc và đều nhận lại phản hồi tích cực
Có thể khẳng định, Hanimex sẽ đem đến những dịch vụ chuyên nghiệp, tận tâm, luôn lắng nghe và đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng.
Kết luận
Hiểu rõ về từng phân loại, ứng dụng và cách sử dụng hóa chất ngành sơn an toàn sẽ giúp bạn lựa chọn được sản phẩm phù hợp, nâng cao hiệu suất công việc. Liên hệ ngay với Hanimex qua những thông tin sau để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất khi chọn mua hóa chất.
- Địa chỉ: Số 01 – TT29 – Khu đô thị mới Văn Phú – P. Phú La – Hà Đông – Hà Nội.
- Điện thoại: 0982 254 956
- Email: mkt@hanimex.vn